Theo điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân là thuế đối với thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, cổ phiếu, thu nhập từ tiền lãi ngân hàng, thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ…
Cách tính thuế TNCN phụ thuộc vào nguồn thu nhập. Ví dụ, đối với thu nhập từ tiền lương, thuế được tính dựa trên bảng lương thuế TNCN với sáu mức thuế từ 5% đến 35%.
Vậy tính thuế thu nhập cá nhân tính như thế nào? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có thể tính mức thuế thu nhập cá nhân chính xác.
A. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
* Diễn giải công thức:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN
- Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Các khoản thu nhập được miễn thuế được xác định là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật. (Xem thêm tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
* Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản giảm trừ gia cảnh:
- Đối với người nộp thuế: Mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
- Đối với người phụ thuộc: Mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/người/tháng.
- Ngoài ra, giảm trừ gia cảnh còn bao gồm các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
* Thuế suất:
Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với đối tượng ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:
Bậc |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Có thêm tham khảo thêm công thức tính thuế thu nhập cá nhân rút gọn, công thức tính thuế thu nhập cá nhân chuẩn tại bảng dưới đây:
Bậc |
Thu nhập tính thuế/tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu đồng |
5% |
0 trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 trđ đến 10 trđ |
10% |
0,24 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10% TNTT - 0,25 trđ |
3 |
Trên 10 trđ đến 18 trđ |
15% |
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ |
15% TNTT - 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 trđ đến 32 trđ |
20% |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 8 trđ |
20% TNTT - 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 trđ đến 52 trđ |
25% |
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ |
25% TNTT - 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 trđ đến 80 trđ |
30% |
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ |
30% TNTT - 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 trđ |
35% |
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ |
35% TNTT - 9,85 trđ |
* Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không có người phụ thuộc thì cần phải nộp thuế thu nhập khi cá nhân này có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (phần thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện).
Bạn có thể tham khảo bảng mức thu nhập phải nộp thuế trong bảng dưới đây:
STT |
Số người phụ thuộc |
Thu nhập từ tiền công, tiền lương/tháng |
Tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương/năm |
1 |
Không có người phụ thuộc |
> 11 triệu đồng |
> 132 triệu đồng |
2 |
Có 1 người phụ thuộc |
> 15,4 triệu đồng |
> 184,8 triệu đồng |
3 |
Có 2 người phụ thuộc |
> 19,8 triệu đồng |
> 237,6 triệu đồng |
4 |
Có 3 người phụ thuộc |
> 24,2 triệu đồng |
> 290,4 triệu đồng |
5 |
Có 4 người phụ thuộc |
> 28,4 triệu đồng |
> 343,2 triệu đồng |
Lưu ý: Phần thu nhập trong bảng là thu nhập đã trừ các khoản sau:
- Các đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, quỹ hưu trí tự nguyện.
- Thu nhập được miễn thuế.
- Các khoản không tính thuế thu nhập như: trợ cấp, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp gửi xe.
B. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng
Công thức thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Cá nhân không cư trú được xác định là người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú được quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
A. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không lưu trú
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20% |
Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
Một số thông tin cần lưu ý:
Thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập được xác định là thời điểm chịu thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công.
Thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm được xác định là thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy.
B. Công thức để xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời cả ở Việt Nam cả ở nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam
* Đối với cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam / Số ngày làm việc trong năm) * Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Lưu ý: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật Lao động của Việt Nam
* Đối với cá cá nhân nước ngoài hiện diện tại Việt Nam
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày có mặt ở Việt Nam / 365 ngày) * Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam được xác định là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà NLĐ được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
* Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh, vậy nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).
Như vậy, chúng ta hiểu rằng chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20% / thu nhập chịu thuế. Trường hợp đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này.
Cách đơn giản nhất để tính thuế thu nhập cá nhân chính xác là sử dụng công cụ tính thuế thu nhập cá nhân của TopCV. Bạn chỉ cần nhập vào các thông số, công cụ sẽ tính toán và phân tích diễn giải từng loại chi phí để bạn hiểu rõ nhất mức thuế bạn cần đóng.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC, các khoản phụ cấp và trợ cấp sau không phải tính thuế thu nhập cá nhân:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, phần thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, các trường hợp có thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên tổng thu nhập.
Ví dụ:
Lương của nhân viên thử việc hưởng 85% mức lương chính thức là 3.500.000 VNĐ sẽ bị khấu trừ 350.000 đồng => Lương thực nhận là 3.150.000 VNĐ.
Thời điểm khấu trừ: Công ty sẽ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả cho nhân sự. Thuế TNCN sẽ được công ty trích nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Chiếu theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền công, tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật lao động được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên phần tiền này không được miễn toàn bộ mà chỉ được miễn phần thu nhập được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường là 100.000 đồng/giờ.
Theo quy định của công ty, người lao động làm thêm giờ vào ngày thường sẽ được trả 150.000 đồng/giờ. Do đó, mức thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân là: 150.000 đồng - 100.000 đồng = 50.000 đồng/giờ
Theo quy định của công ty, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ, hoặc ngày lễ sẽ được trả 200.000 đồng/giờ. Do đó, mức thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân khi đó là: 200.000 đồng - 100.000 đồng = 100.000 đồng/giờ
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thuế thu nhập cá nhân và công cụ tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2023. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm được cách tính thuế thu nhập cá nhân, từ đó đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Hiểu rõ về thuế TNCN giúp bạn không chỉ tuân thủ luật pháp mà còn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia tài chính hoặc kế toán để đảm bảo bạn đang đóng đúng số thuế và không bỏ lỡ bất kỳ ưu đãi thuế nào có thể có.
Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Quý khách hàng vui lòng gọi về Hotline: 0902 761 326
Trân trọng cám ơn Quý khách!