CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Bạn đang gặp phải tranh chấp liên quan đến Hợp đồng đặt cọc? Bạn muốn hủy hợp đồng đặt cọc, đòi lại tiền cọc, phạt cọc và yêu cầu bồi thường nhưng không biết phải xử lý thế nào? Hãy liên hệ ngay với LUẬT để được AN PHÁTtư vấn hổ trợ

LUẬT AN PHÁT sẽ tư vấn, soạn thảo, kiểm tra giá trị pháp lý của Hợp đồng đặt cọc. Đại diện đàm phán, giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc..

Sau đây là mẫu hợp đồng đặt cọc giúp các bạn tham khảo

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuẩn mới nhất.

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm, thông tin chủ thể ký kết hợp đồng;
  • Điều 1: Tài sản đặt cọc;
  • Điều 2: Mục đích đặt cọc;
  • Điều 3: Thời hạn thực hiện thỏa thuận cọc;
  • Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên đặt cọc;
  • Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận cọc;
  • Điều 6: Bất khả kháng;
  • Điều 7: Chuyển giao tài liệu, bảo mật thông tin;
  • Điều 8: Giải quyết tranh chấp;
  • Điều 9: Cam đoan của các bên;
  • Điều 10: Cam kết chung.

Hợp đồng đặt cọc

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán, chuyển nhượng đất 

Tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng vụ việc nội dung đặt cọc có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của khách hàng. Trường hợp cần Mẫu đặt cọc, soạn thảo Hợp đồng đặt cọc theo yêu cầu bạn vui lòng liên hệ LUẬT AN PHÁT để được hỗ trợ.

Một số dạng Hợp đồng đặt cọc thường gặp phát sinh tranh chấp.

Do đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nên về lý thuyết bất cứ giao dịch dân sự nào các bên cũng có thể ký thỏa thuận cọc để đảm bảo quyền được ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong những năm gần đây LUẬT AN PHÁT nhận thấy một số loại đặt cọc khách hàng thường có nhu cầu tư vấn, soạn thảo, hỗ trợ đàm phán, ký kết và giải quyết tranh chấp. Cụ thể;

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

Do là tài sản có giá trị tài sản lớn, quy định của luật trong lĩnh vực đất đai, nhà ở cũng rất phức tạp nên các giao dịch đặt cọc liên quan đến nhà đất thường rất phổ biến và dễ phát sinh tranh chấp. Phổ biến gồm:

  • Đặt cọc mua bán nhà đất đã có sổ đỏ; mua đất chưa có sổ đỏ; đang chờ làm sổ đỏ;
  • Đặt cọc mua nhà dự án; mua căn hộ chung cư;
  • Đặt cọc mua bán nhà đất đang bị cầm cố, thế chấp ngân hàng;
  • Đặt cọc mua bán nhà đất đang đứng tên người khác;
  • Đặt cọc mua đất đấu giá; đất đang có tranh chấp; đất bị kê biên để thi hành án;
  • Các Hợp đồng đặt cọc liên quan đến đất đai, nhà ở khác.

Hợp đồng đặt cọc mua bán tài sản khác.

  • Hợp đồng đặt cọc mua bán xe;
  • Đặt cọc mua bán tài sản;
  • Đặt cọc, tạm ứng, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng như: Thi công xây dựng, Hợp tác kinh doanh; Mua bán hàng hóa;
  • Đặt cọc sử dụng các dịch vụ: Du lịch; du học; xuất khẩu lao động; ăn uống, vé tàu xe, máy bay;
  • Đặt cọc thuê tài sản nhà đất; xe máy, ô tô; ..
  • Các trường hợp đặt cọc khác,..

05 Câu hỏi thường gặp liên quan đến đặt cọc.

Đất chưa có sổ có đặt cọc được không?

Trả lời: Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Bản chất giấy đặt cọc cũng không phải giấy tờ mua bán đất. Hiện nay pháp luật cũng không có bất cứ quy định nào hạn chế việc nhận cọc khi đất chưa có sổ đỏ.

Do vậy, về nguyên tắc các bên vẫn có thể nhận đặt cọc cho trường hợp đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, điều quan trọng là nội dung đặt cọc phải điều chỉnh khác với trường hợp đã có sổ đỏ cho phù hợp mới đảm bảo được tính hiệu lực của giấy đặt cọc. Đồng thời mới giúp bảo vệ quyền lợi cho các bên khi có tranh chấp.

Hợp đồng đặt cọc công chứng có hủy được không?

Trả lời: Hợp đồng đặt cọc pháp luật quy định không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Trường hợp được công chứng thì bản chất đây vẫn là một thỏa thuận, giao dịch dân sự bình thường. Hợp đồng công chứng cũng vẫn phải đáp ứng quy định của pháp luật về nội dung, hình thức.

Do vậy, Hợp đồng đặt cọc công chứng nếu có vi phạm thì vẫn có thể bị hủy hoặc bị Tòa án tuyên vô hiệu như bình thường.

Phạt cọc gấp 5 lần được không?

Trả lời: Bộ luật dân sự 2015 quy định số tiền phạt cọc có thể theo thỏa thuận của các bên. Mức phạt cọc có thể bằng không hoặc gấp nhiều lần so với số tiền nhận cọc.

Do đó nếu các bên có thỏa thuận phạt cọc gấp 5 lần và các nội dung khác vẫn tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì vẫn có giá trị như bình thường. Bạn có thể yêu cầu phạt cọc với số tiền 5 lần tiền nhận cọc như trên.

Phạt cọc rồi có phải chịu bồi thường nữa không?

Trả lời: Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ khi bên nhận cọc vi phạm gồm có hoàn lại tiền cọc đã nhận và chịu phạt cọc. Có thể thấy Điều luật này không quy định về việc bồi thường. Thực tế nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa bồi thường và phạt cọc nhưng đây là hai chế tài hoàn toàn khác nhau.

Hợp đồng đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự bình thường. Trường hợp một trong các bên vi phạm, có lỗi mà dẫn đến thiệt hại thì ngoài các trách nhiệm nêu trên vẫn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.

Các trường hợp không bị phạt cọc.

Theo quy định về đặt cọc mới nhất hiện nay thì các trường hợp sẽ không bị phạt cọc gồm có:

  • Các trường hợp các bên có thỏa thuận trong giấy đặt cọc là không bị phạt cọc;
  • Các bên không có thỏa thuận trong giấy đặt cọc nhưng thỏa thuận không phạt cọc khi giải quyết tranh chấp;
  • Hợp đồng đặt cọc bị hủy mà không do lỗi của một trong các bên;
  • Hợp đồng đặt cọc bị Tòa án tuyên vô hiệu;
  • Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật như: Bất khả kháng;..

Liện hệ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP AN PHÁT LAW để được giải quyết tranh chấp đặt cọc 

Web:  anphatlaw.com

LUẬT AN PHÁT LAW CÔNG TY uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế đã được khẳng định qua việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho hàng nghìn khách hàng mỗi năm. Quý khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp đặt cọc và các vấn đề khác có liên quan có thể liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP AN PHÁT LAW

- Văn phòng tại Tp.Hà Nội: 14-15A, Tầng 7, Tòa nhà Charmvit, số 117 Trần Duy Hưng, P Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

- Văn phòng tại Tp.HCM:  Số 4/15 Đông Hưng Thuận 42, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.Hồ Chí Minh

Email: anphatlawer@gmail.com.  Hotline:0902 761 326

 

NỘI DUNG LIÊN QUAN